Quản lý các vấn đề xã hội tại khu công nghiệp ở Việt Nam

03:03 26/07/2021

Mục tiêu chính của Đề tài: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng như nhận diện những khó khăn, thách thức đối với quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Tổng quan lý luận và phương pháp luận nghiên cứu về quản lý các vấn đề xã hội tại khu công nghiệp, phân tích, đánh giá các quan điểm, nội dung, hình thức, chủ thể, tiêu chí,... quản lý các vấn đề xã hội tại khu công nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Mục tiêu 2: Phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề xã hội nảy sinh trong các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay (việc làm, thu nhập; hôn nhân, nhập cư, xuất cư; văn hóa-giải trí; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; dân tộc-tôn giáo, xung đột lợi ích). Đánh giá tác động của vấn đề xã hội nảy sinh đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội tại địa bàn khu công nghiệp.

Mục tiêu 3: Đánh giá thực trạng quản lý các vấn đề xã hội tại khu công nghiệp (mô hình quản lý, hành lang pháp lý, nguồn lực và bộ máy tổ chức). Nhận diện những khó khăn, thách thức, các yếu tố tác động đến quản lý các vấn đề xã hội tại khu công nghiệp trong bối cảnh Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực.

Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới. Đưa ra những những giải pháp chung, lâu dài và các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế trong quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp.

2. Đơn vị chủ trì Đề tàiViện Khoa học Môi trường và Xã hội

3. Chủ nhiệm Đề tài:  Thạc sĩ, NCS Nguyễn Trung Thành

4. Thư ký khoa học của Đề tài: Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận (Nguyên chủ nhiệm UBPL của Quốc hội)

5. Cơ quan phối hợp nghiên cứu Đề tài:

5.1. Ủy ban Về các vấn đề xã hội - Quốc hội

5.2. Cục Bảo trợ Xã hội - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

5.3. Viện Khoa học Lao động và Xã hội - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

5.4. Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội - Học viện Hành chính Quốc gia

6. Thành viên Ban chủ nhiệm Đề tài: 

7. Nội dung nghiên cứu của Đề tài: 

Nội dung 1: Cơ sở lý luận về quản lý các vấn đề xã hội tại khu công nghiệp

Nội dung 2: Kinh nghiệm quốc tế về quản lý các vấn đề xã hội tại khu công nghiệp

Nội dung 3: Thực trạng các vấn đề xã hội nảy sinh tại khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Nội dung 4: Thực trạng và nhận diện những khó khăn và thách thức đối với quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới

8. Sản phẩm của Đề tài:

8.1. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu

8.2. Báo cáo tóm tắt

8.3. Báo cáo khuyến nghị

8.4. Báo cáo hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp

8.5. Báo cáo thực trạng quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay

8.6. Báo cáo đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới

8.7. Kỷ yếu hội thảo, tọa đàm khoa học

8.8. Báo cáo trao đổi học thuật, kinh nghiệm quốc tế về quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp của Malaysia

8.9. Báo cáo tổng thuật tài liệu

8.10. Báo cáo xử lý số liệu, các dữ liệu, tài liệu

8.11. 05 bài báo trên tạp chí (Tạp chí Cộng sản; Tạp chí Lý luận chính trị; Tạp chí Quản lý nhà nước; Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn; Tạp chí Nội chính; Tạp chí Lao động và Công đoàn ...)

8.12. Hỗ trợ đào tạo sau đại học cho 02 học viên cao học

8.13. Sách chuyên khảo:  Quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn

9. Lợi ích của đề tài và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu

9.1. Tác động đến xã hội

- Đóng góp luận cứ khoa học, khách quan từ lý luận đến thực tiễn và đề xuất quan điểm, chủ trương, chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, phát triển khu công nghiệp; quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp; phát triển nguồn nhân lực lao động; thực hiện an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đối với lao động tại các khu công nghiệp...;

- Kết quả nghiên cứu của đề tài khi được ứng dụng vào thực tiễn sẽ làm rõ: những vấn đề lý luận về quản lý xã hội và quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp; Kinh nghiệm quốc tế về quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp và gợi mở những bài học cho Việt Nam; Thực trạng các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp của Việt Nam; Thực trạng và nhận diện những khó khăn, thách thức đối với quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay; Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở dữ liệu, tài liệu tham khảo, cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho các cơ quan xây dựng, hoạch định, hoàn thiện cơ chế chính sách về phát triển khu công nghiệp; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp; giải quyết tốt các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay; thực hiện có hiệu quả an sinh xã hội, phúc lợi xã hội đối với người lao động khu công nghiệp.

- Góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức, sự nhất quán về thể chế; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; Phát huy vai trò của các tổ chức Đảng, Công đoàn và Đoàn thanh niên, hội phụ nữ... trong khu công nghiệp; Tăng cường phối hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức xã hộ đảm bảo hải hòa giữa phát triển kinh tế và xã hội.

- Đóng góp luận cứ khao học, khách quan, có hệ thống cho lĩnh vực khoa học có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Sản phẩm của đề tài là báo cáo hoàn chỉnh và các nghiên cứu có hệ thống, có căn cứ khoa học về các vấn đề cụ thể liên quan đến đề tài, mở ra một hướng đi mới cho các nghiên cứu tiếp theo.

9.2. Nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia thực hiện đề tài, đào tạo trên đại học

- Thông qua các hoạt động chung trong quá trình thực hiện đề tài, sử dụng các phương thức phối hợp có tính tổ chức cao, hiện đại và hiệu quả, góp phần nâng cao tiềm lực nghiên cứu, năng lực tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học, phục vụ tốt hơn chức năng, nhiệm vụ chuyên môn đặc thù của các cơ quan chủ trì và phối hợp thực hiện đề tài.

- Góp phần trau dồi và nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu về lĩnh vực có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, quản lý các vấn đề xã hội, quản lý kinh tế ...

- Các kết quả nghiên cứu được công bố là các tài liệu giúp cho các nghiên cứu khác có liên quan ở trong và ngoài nước. Là tài liệu phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy trong nhà trường.

10. Thời gian thực hiện: Từ tháng 06/2019 đến tháng 11/2020

11. Kinh phí thực hiện Đề tài: 3.000.000.000 đồng (Ba tỷ đồng chẵn)

Trong quá trình nghiên cứu, tổ chức thực hiện đề tài, Ban chủ nhiệm và Đơn vị chủ trì rất mong nhận được sự cộng tác, chia sẻ và đóng góp nhân lực, vật lực, thời gian của các chuyên gia, nhà quản lý, học giả ... Ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ số 44A, Phố Đông Quan, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội;

Nguồn: http://essi.org.vn/quan-ly-cac-van-de-xa-hoi-tai-cac-khu-cong-nghiep-o-viet-nam-nd88735.html

Thong ke

Tiến sĩ Nguyễn Trung Thành

Phạm Trọng Đạt

Tiến sĩ Bùi Hải Thiêm

Tỉ giá hối đoái