Kết quả thực hiện đề tài “Tác động của di dân tự phát đến sự phát triển kinh tế-xã hội của các cộng đồng bản địa tỉnh Lâm Đồng”
17:13 25/08/2021
2. Mục tiêu cụ thể:
+ Phân tích thực trạng dân nhập cư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn trước năm 2005 và sau năm 2005 đến nay
+ Thực trạng dân xuất cư ở Lâm Đồng trong giai đoạn trước năm 2005 và sau năm 2005 đến nay
+ Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình di dân tự phát ở Lâm Đồng
+ Xác định những tác động của di dân tự phát đến sự phát triển kinh tế của các cộng đồng bản địa tỉnh Lâm Đồng.
+ Xác định những tác động của di dân tự phát đến sự phát triển xã hội của các cộng đồng bản địa tỉnh Lâm Đồng.
+ Đề xuất những kiến nghị, giải pháp làm cơ sở khoa học giúp cho việc hoạch định chính sách về di dân và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cộng đồng bản địa bị tác động của di dân tự phát trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
3/ Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Trung Thành
4/ Tổ chức chủ trì đề tài: Viện Khoa học Môi trường và Xã hội
5/ Cơ quan phối hợp nghiên cứu đề tài:
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng
- Chi Cục phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng
- Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng
6/ Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 506.000.000 đồng
7/ Thời gian thực hiện đề tài: 12 tháng (từ tháng 06/2014 đến tháng 06/2015)
8/ Danh sách thành viên chính thực hiện đề tài:
PGS.TS Nguyễn Đức Bách; PGS.TS Lương Quỳnh Khuê; PGS.TS Khổng Diễn; Ths Nguyễn Văn Châu; Ths Nguyễn Văn Phúc; Nguyễn Văn Tình; Bùi Thị Hơn
9/ Sản phẩm của đề tài:
- 01 Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài;
- 01 Báo cáo chuyên đề về thực trạng;
- 01 Báo cáo chuyên đề về giải pháp;
- 01 Báo cáo phân tích số liệu điều tra khảo sát;
- 01 Báo cáo tổng thuật tài liệu;
- Hệ thống các bài tham luận trong các buổi tọa đàm, hội thảo;
- 11 chuyên đề nghiên cứu;
- 02 bài báo khoa học đăng trên các Tạp chí chuyên ngành trong nước;
10/ Đóng góp của đề tài:
- Về mặt lý luận: Nghiên cứu đóng góp luận cứ khoa học, khách quan, có hệ thống cho việc phản biện khoa học và đưa ra những đề xuất các chủ trương, chiến lược, quy hoạch, cơ chế, chính sách,… có liên quan đến di dân tự phát ở Lâm Đồng, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, phát triển bền vững.
- Về mặt thực tiễn:
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định được thực trạng di dân tự phát ở Lâm Đồng, các loại hình di dân, làm rõ những đặc trưng và xu hướng di dân ở Lâm Đồng; đánh giá được hiệu quả, tác động của các chính sách di dân, thực trạng, diễn biến tình hình di dân ở Lâm Đồng từ năm 2005 đến nay; dự báo được các xu hướng di dân ở Lâm Đồng, tác động ảnh hưởng của di dân đến sự phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, chính sách di dân tại Lâm Đồng góp phần phát triển bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách đưa ra những chủ trương, chính sách đúng đắn và gắn với thực tiễn ở địa phương.
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là tài liệu quan trọng gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo, là tài liệu quan trọng trong nghiên cứu và giảng dạy của các trường có liên quan.
11/ Đánh giá kết quả thực hiện đề tài của Hội đồng khoa học
Về tiến độ: Bảo đảm đúng tiến độ
Về kết quả thực hiện: Bảo đảm đầy đủ nội dung, sản phẩm theo thuyết minh được duyệt
Kết quả đánh giá của Hội đồng chuyên môn: ĐẠT
Nguồn: http://essi.org.vn