Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên

02:54 26/07/2021

Mục tiêu chung: Phân tích, đánh giá thực trạng đời sống và các yếu tố tác động đến nghèo đa chiều của đồng bào dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp giảm nghèo, giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên.

1. Mục tiêu cụ thể

 

- Làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

 

- Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên

 

- Đánh giá thực trạng đời sống kinh tế xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

 

- Phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến nghèo đa chiều của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

 

- Đánh giá các mô hình, chương trình giảm nghèo bền vững ở một số địa phương và rút ra bài học cho tỉnh Thái Nguyên;

 

- Đề xuất các giải pháp chung và giải pháp đặc thù giảm nghèo, giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

2. Đơn vị chủ trì Đề tàiViện Khoa học Môi trường và Xã hội

 

3. Chủ nhiệm Đề tài: Nhà báo Nguyễn Trung Thành

 

4. Thư ký khoa học của Đề tài: Thạc sĩ Nguyễn Đình Phúc

 

5. Cơ quan phối hợp nghiên cứu Đề tài: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên

 

6. Thành viên Ban chủ nhiệm Đề tài: 

 

PGS.TS Nguyễn Đức Bách; Ths Phan Văn Sáng; Ths Hoàng Thị Hường; Bùi Tuấn Định; Dương Duy Hưng; Vũ Đức Quyết; Lê Gia Thắng; Nhà báo Bùi Thị Hơn; Nhà báo Lê Thị Nhung

 

7. Nội dung nghiên cứu của Đề tài: 

 

7.1. Cơ sở lý luận của đề tài

 

7.2. Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiếu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

 

7.3. Đề xuất các giải pháp chung và giải pháp đặc thù về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn tỉnh Thái Nguyên

 

8. Sản phẩm của Đề tài

 

8.1. Báo cáo tổng hợp (Báo cáo chính, báo cáo tóm tắt)

 

8.2. Báo cáo đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số

 

8.3. Báo cáo khoa học thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

 

8.4. Báo cáo kiến nghị, giải pháp

 

8.5. Báo cáo tổng thuật tài liệu

 

8.6. Báo cáo xử lý, phân tích số liệu

 

8.7. Kỷ yếu hội thảo khoa học

 

8.8. Bài báo khoa học

 

9. Lợi ích của đề tài và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu

 

9.1 Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan

 

- Đóng góp luận cứ khoa học, khách quan, có hệ thống cho lĩnh vực khoa học có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

 

- Sản phẩm của đề tài là báo cáo hoàn chỉnh và các nghiên cứu có hệ thống, có căn cứ khoa học về các vấn đề cụ thể liên quan đến đề tài, mở ra một hướng đi mới cho các nghiên cứu tiếp theo.

 

9.2 Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu

 

- Thông qua các hoạt động chung trong quá trình thực hiện đề tài, sử dụng các phương thức phối hợp có tính tổ chức cao, hiện đại và hiệu quả, góp phần nâng cao tiềm lực nghiên cứu, năng lực tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học, phục vụ tốt hơn chức năng, nhiệm vụ chuyên môn đặc thù của các cơ quan chủ trì và phối hợp thực hiện đề tài.

 

- Góp phần trau dồi và nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu về lĩnh vực có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực, lao động việc làm, giảm nghèo.

 

9.3 Đối với kinh tế - xã hội và môi trường

 

- Nghiên cứu đóng góp luận cứ khoa học, khách quan, có hệ thống cho việc phản biện khoa học và đưa ra những đề xuất các chủ trương, chiến lược, quy hoạch, cơ chế, chính sách,… có liên quan đến giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế xã hội, lao động việc làm cho chính quyền tỉnh Thái Nguyên

 

- Kết quả của đề tài khi được ứng dụng thực tiễn sẽ hệ thống hóa và làm rõ được cơ sở lý luận về chiến lược giảm nghèo bền vững; Đánh giá được thực trạng kinh tế - xã hội của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Đánh giá được công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh (thành công, hạn chế, nguyên nhân); Nguyên nhân đói nghèo; Xác định được các tiêu chí xây dựng chương trình giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Để từ đó đưa ra các khuyến nghị và giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS phù hợp với địa bàn tỉnh.

 

- Đề tài làm rõ sự cần thiết và mối quan hệ biện chứng giữa giảm nghèo với phát triển kinh tế xã hội, khả năng chiến lược giảm nghèo bền vững đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đời sống vùng dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.

 

- Kết quả của đề tài khi được ứng dụng thực tiễn sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có căn cứ và cơ sở khoa học thực tiễn đưa ra những định hướng xây dựng, quản lý các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng các chương trình giảm nghèo bền vững của đồng bào các dân tộc thiếu số. Trên cơ sở đó đề xuất các chính sách và giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào các DTTS phù hợp với điều kiện và nguồn lực trên địa bàn tỉnh. Đồng thời có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quản lý trong thời gian tới. Và có ý nghĩa thiết thực cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược giảm nghèo đối với các địa phương có điều kiện tương tự.

Góp phần xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn của mô hình giảm nghèo bền vững cho đồng bào các DTTS, nhằm mục đích giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và nguồn thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

10. Thời gian thực hiện: Từ 18 tháng, từ tháng 4/2017 đến tháng 10/2018

11. Kết quả của Để tài: Đạt

Ban Khoa học xã hội - ESSI

Nguồn: http://essi.org.vn/giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-cho-dong-bao-dan-toc-thieu-so-tinh-thai-nguyen-nd86384.html

Thong ke

Tiến sĩ Nguyễn Trung Thành

Phạm Trọng Đạt

Tiến sĩ Bùi Hải Thiêm

Tỉ giá hối đoái