“Điểm nhấn” trong Đạo luật Trợ giúp pháp lý 2018 (sửa đổi) ở Singapore
18:07 22/07/2021
Singapore là một quốc gia có diện tích nhỏ song hệ thống trợ giúp pháp lý có nhiều điểm đặc biệt so với các quốc gia khác trên thế giới. Trước hết, phải khẳng định Mô hình trợ giúp pháp lý tại Singapore là mô hình hỗn hợp. Nghiên cứu sâu về cấu trúc hệ thống, thuật ngữ “hỗn hợp” được hiểu ở nhiều khía cạnh:
Thứ nhất, tại Singapore có hai hệ thống trợ giúp pháp lý theo vụ việc: hệ thống trợ giúp pháp lý dân sự và hệ thống trợ giúp pháp lý hình sự.
Thứ hai, Nhà nước và tư nhân cùng tham gia vào hoạt động trợ giúp pháp lý. Cục Trợ giúp pháp lý (Legal aid Bureau) là cơ quan thuộc Bộ Tư pháp quản lý và điều hành hệ thống trợ giúp pháp lý dân sự. Hiệp hội luật Singapre (Law Society of Singapore) điều hành hệ thống trợ giúp pháp lý hình sự
Thứ ba, có hai cơ chế điều chỉnh riêng biệt hai hệ thống trợ giúp pháp lý. Đạo luật trợ giúp pháp lý điều chỉnh trợ giúp pháp lý dân sự. Trong khi đó, cơ chế điều chỉnh trợ giúp pháp lý hình sự được thực hiện trên cơ sở Chương trình trợ giúp pháp lý hình sự (Criminal Legal Aid Scheme)
Như vậy, có thể hình dung rằng, khi sửa đổi Đạo luật trợ giúp pháp lý thì có nghĩa là sẽ có sự thay đổi trong hệ thống trợ giúp pháp lý dân sự. Với tinh thần đó, trong phạm vi bài viết này, người viết chỉ đề cập đến phạm vi trợ giúp pháp lý dân sự.
Tại Singapore, Cục Trợ giúp Pháp lý là cơ quan thuộc Bộ Tư pháp được thành lập năm 1958 với chức năng tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý[1], tham gia tố tụng đại diện trong các vụ việc dân sự cho những người có khả năng tài chính hạn chế.
Người được trợ giúp pháp lý bao gồm:
Khoảng 2, Điều 5, Đạo Luật Trợ giúp pháp lý quy định để được trợ giúp pháp lý, người nộp đơn phải đáp ứng bài kiểm tra Means test và Merits test. Ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Singapore, Means test có nghĩa đánh giá điều kiện về thu nhập, tài sản của người nộp đơn có khả năng chi trả các chi phí pháp lý hay không. Means Test có nghĩa là đánh giá tính chất vụ việc có phù hợp khi nhận trợ giúp pháp lý. Mục đích của hai bài kiểm tra này để đảm bảo rằng, trợ giúp pháp lý luôn giành cho những người không có khả năng chi trả chi phí các dịch vụ pháp lý và sử dụng hợp lý nguồn quỹ trợ giúp pháp lý để giải quyết hiệu quả vụ việc được yêu cầu.
Theo quy định trước đây, để đáp ứng điều kiện về thu nhập, tài sản, người nộp đơn có thu nhập khả dụng (disposable income) hàng năm không vượt quá 10.000 Đô la (trong vòng 12 tháng trước ngày nộp đơn xin trợ giúp pháp lý) và vốn khả dụng (disposable capital) không quá 10.000 Đô la (tính đến trước ngày nộp đơn xin trợ giúp pháp lý).
Thu nhập khả dụng để được trợ giúp pháp lý bao gồm thu nhập của người nộp đơn và thu nhập của vợ/chồng của người nộp đơn trong vòng 12 tháng trước ngày nộp đơn, sau khi khấu trừ đi 6.000 Đô la cho người nộp đơn, 6.000 Đô la cho Vợ/chồng của người nộp đơn, tối đa 6.000 cho mỗi người phụ thuộc, tối đa 20.000 Đô la từ việc thuê, khoản đóng góp cho Hệ thống an sinh xã hội (CPF)[2] của người nộp đơn.
Vốn khả dụng là tài sản mà người nộp đơn được sở hữu hoặc được sử dụng. Vốn khả dụng không bao gồm tài sản thuộc thủ tục tố tụng, trang phục, công cụ lao động, đồ gia dụng của người nộp đơn được sửa dụng tại nơi cư trú của người đó.
Người nộp đơn được yêu cầu cung cấp tài liệu chứng minh về thu nhập, tài sản và các khoản khấu trừ khác nhau, chẳng hạn như giấy tờ chứng minh khoản đóng góp CPF của vợ hoặc chồng, đơn thanh toán tiền thuê nhà….Tùy theo mức độ vi phạm, nếu người nộp đơn cung cấp không trung thực có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự[3].
Để đơn giản hóa các giấy tờ và thời gian thực hiện thủ tục hành chính trong quá trình nộp đơn xin trợ giúp pháp lý, Đạo luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) đã bỏ quy định này. Theo đó, Người nộp đơn không phải cung cấp một số giấy tờ chứng minh về thu nhập, tài sản. Người nộp đơn được yêu cầu đánh giá thu nhập hàng tháng, giá trị bất động sản đang ở, tiết kiệm, đầu tư của người nộp đơn thay vì thu nhập khả dụng và vốn ròng như trước đây. Cụ thể:
Quy định mới đã góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian giải quyết yêu cầu của người nộp đơn.
2. Mở rộng hơn điều kiện được trợ giúp pháp lý
Trước đây, nếu người nộp đơn không đáp ứng điều kiện về thu nhập, tài sản (Means test) nhưng đáp ứng điều kiện Merist Test thì trợ giúp pháp lý vẫn có thể được trợ giúp pháp lý theo Quyết định của giám đốc trợ giúp pháp lý nếu thuộc một trong 04 trường hợp sau:
Theo quy định mới, giám đốc trợ giúp pháp lý không có quyền quyết định việc cung cấp trợ giúp pháp lý cho những người nộp đơn khác không vượt qua bài kiểm tra phương tiện và không thuộc một trong các trường hợp được liệt kê. Hội đồng mới được thành lập để xem xét phương tiện trợ giúp pháp lý. Đây là Hội đồng độc lập bao gồm 07 thành viên đại diện cho cơ quan, tổ chức trong xã hội về lĩnh vực tư pháp, công tác xã hội và hoạt động cơ sở. Thành viên của Hội đồng được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 01 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Chức năng của Hội đồng như xem xét lại các điều kiện của người nộp đơn trong từng trường hợp cụ thể. Qua đó, giúp người nộp đơn không đáp ứng điều kiện về thu nhập, tài sản nhưng có khó khăn về tài chính vẫn được trợ giúp pháp lý.
Hội đồng sẽ xem xét các đơn yêu cầu theo từng trường hợp cụ thể, có thẩm quyền quyết định cung cấp trợ giúp pháp lý nếu người yêu cầu không đủ khả năng chi trả các khoản phí pháp lý cho bất kỳ người nộp đơn nào./.
Lê Văn Quang - Văn phòng Cục Trợ giúp pháp lý
[1] Tại Singapore, hỗ trợ pháp lý được hiểu là soạn thảo hồ sơ, tài liệu.
[2] Hệ thống An sinh xã hội (ASXH) dành cho tất cả công dân và người lao động thường trú được gọi là Quỹ Phòng xa Trung ương (Central Provident Fund - CPF). Đây là một trong những chương trình hưu trí dựa trên mức đóng lâu đời nhất của châu Á. An sinh xã hội ở Singapore bắt đầu từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX. Chương trình hiện nay đã được thực hiện từ năm 1955 và sửa đổi lần cuối cùng vào năm 2001. Chương trình này tập trung vào khái niệm trung tâm là một quỹ phòng xa, do người lao động đóng góp trong suốt cuộc đời và cung cấp sự đảm bảo về tài chính khi họ nghỉ hưu hay không thể tiếp tục làm việc. Chủ doanh nghiệp và mọi lao động địa phương (công dân hoặc thường trú nhân) tại Singapore đều phải tiến hành đóng góp vào quỹ CPF.
[3] Xem thêm: Means and merits testing (Do you qualify for legal aid?) and FAQ on legal aid
[4] Trong kinh tế, Lương Gross: là tổng các khoản thu nhập mà người lao động được nhận (bao gồm lương cơ bản, phụ cấp, trợ cấp, hoa hồng…). Lương Net: là khoản lương Gross trừ đi các khoản bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân, hoặc tiền ứng trong tháng, hoặc các khoản phải được khấu trừ của người lao động.
Nguồn: https://tgpl.moj.gov.vn/Pages/hoi-nhap-phat-trien.aspx?ItemID=21&l=NghiencuuveTGPL