Chính sách mới có hiệu lực tháng 5/2024
09:58 08/05/2024
Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước
Nghị định số 29/2024/NĐ-CP ngày 06/3/2024 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước, trong đó, quy định cụ thể tiêu chuẩn lý luận chính trị, quản lý nhà nước với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước.
Về lý luận chính trị:
+ Có bằng tốt nghiệp cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị – hành chính hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền, áp dụng đối với các chức vụ, chức danh:
– Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (Thứ trưởng);
– Vụ trưởng, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ (Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ);
– Phó Vụ trưởng, Phó Cục trưởng, Phó Chánh Văn phòng Bộ, Phó Chánh Thanh tra Bộ (Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ);
– Phó Tổng cục trưởng và tương đương;
– Vụ trưởng, Cục trưởng, Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Tổng cục (Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục);
– Giám đốc Sở, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Trưởng ban Ban Dân tộc (Giám đốc Sở và tương đương);
+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ trung cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền, áp dụng đối với các chức vụ, chức danh:
– Trưởng phòng thuộc Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ; Chánh Văn phòng Cục thuộc Bộ, Chánh Thanh tra Cục, Chi cục trưởng thuộc Cục thuộc Bộ (Trưởng phòng và tương đương thuộc Bộ);
– Phó Trưởng phòng thuộc Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ; Phó Chánh Văn phòng Cục thuộc Bộ, Phó Chánh Thanh tra Cục, Phó Chi cục trưởng thuộc Cục thuộc Bộ (Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Bộ);
– Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ;
– Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ.
– Phó Vụ trưởng, Phó Cục trưởng, Phó Chánh Văn phòng, Phó Chánh Thanh tra Tổng cục (Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục);
– Trưởng phòng thuộc Cục, Văn phòng, Thanh tra Tổng cục; Chánh Văn phòng Cục thuộc Tổng cục, Chi Cục trưởng thuộc Cục thuộc Tổng cục (Trưởng phòng và tương đương thuộc Tổng cục.
– Phó Trưởng phòng thuộc Cục, Văn phòng, Thanh tra Tổng cục; Phó Chánh Văn phòng Cục thuộc Tổng cục, Phó Chi cục trưởng thuộc Cục thuộc Tổng cục (Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Tổng cục);
– Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Tổng cục;
– Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Tổng cục.
– Phó Giám đốc Sở, Phó Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quôc hội và Hội đồng nhân dân, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phó Chánh Thanh tra tỉnh, Phó Trưởng ban Ban Dân tộc (Phó Giám đốc Sở và tương đương);
– Chi cục trưởng, Trưởng Ban, Trưởng phòng thuộc Sở; Trưởng phòng thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Trưởng phòng thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh Văn phòng Sở, Chánh Thanh tra Sở, Trưởng phòng thuộc Ban Dân tộc (Trưởng phòng và tương đương thuộc Sở);
– Phó Chi cục trưởng, Phó Trưởng Ban, Phó Trưởng phòng thuộc Sở;
– Phó Trưởng phòng thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Phó Trưởng phòng thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phó Chánh Văn phòng Sở, Phó Chánh Thanh tra Sở, Phó Trưởng phòng thuộc Ban Dân tộc (Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Sở);
– Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục, Ban thuộc Sở (Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Sở);
– Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục, Ban thuộc Sở (Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Sở).
– Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Trưởng phòng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (Trưởng phòng và tương đương thuộc huyện);
– Phó Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Phó Trưởng phòng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc huyện).
Về quản lý nhà nước:
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, áp dụng đối với các chức vụ, chức danh:
– Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (Thứ trưởng);
– Vụ trưởng, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ (Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ);
– Tổng cục trưởng và tương đương;
– Phó Tổng cục trưởng và tương đương;
– Vụ trưởng, Cục trưởng, Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Tổng cục (Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục);
– Giám đốc Sở, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Chánh Văn phòng ban Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Trưởng ban Ban Dân tộc (Giám đốc Sở và tương đương);
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên, áp dụng đối với các chức vụ, chức danh:
– Phó Vụ trưởng, Phó Cục trưởng, Phó Chánh Văn phòng Bộ, Phó Chánh Thanh tra Bộ (Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ);
– Trưởng phòng thuộc Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ; Chánh Văn phòng Cục thuộc Bộ, Chánh Thanh tra Cục, Chi cục trưởng thuộc Cục thuộc Bộ (Trưởng phòng và tương đương thuộc Bộ);
– Phó Vụ trưởng, Phó Cục trưởng, Phó Chánh Văn phòng, Phó Chánh Thanh tra Tổng cục (Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục);
– Phó Giám đốc Sở, Phó Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quôc hội và Hội đồng nhân dân, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phó Chánh Thanh tra tỉnh, Phó Trưởng ban Ban Dân tộc (Phó Giám đốc Sở và tương đương);
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở lên, áp dụng đối với các chức vụ, chức danh:
– Phó Trưởng phòng thuộc Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ;
– Phó Chánh Văn phòng Cục thuộc Bộ, Phó Chánh Thanh tra Cục, Phó Chi cục trưởng thuộc Cục thuộc Bộ (Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Bộ);
– Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ; Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ.
– Phó Vụ trưởng, Phó Cục trưởng, Phó Chánh Văn phòng, Phó Chánh Thanh tra Tổng cục (Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục);
– Phó Trưởng phòng thuộc Cục, Văn phòng, Thanh tra Tổng cục;
– Phó Chánh Văn phòng Cục thuộc Tổng cục, Phó Chi cục trưởng thuộc Cục thuộc Tổng cục (Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Tổng cục);
– Trưởng phòng thuộc Cục, Văn phòng, Thanh tra Tổng cục; Chánh Văn phòng Cục thuộc Tổng cục, Chi Cục trưởng thuộc Cục thuộc Tổng cục (Trưởng phòng và tương đương thuộc Tổng cục);
– Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Tổng cục;
– Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Tổng cục.
– Chi cục trưởng, Trưởng Ban, Trưởng phòng thuộc Sở.
– Trưởng phòng thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Trưởng phòng thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh Văn phòng Sở, Chánh Thanh tra Sở, Trưởng phòng thuộc Ban Dân tộc (Trưởng phòng và tương đương thuộc Sở).
– Phó Chi cục trưởng, Phó Trưởng Ban, Phó Trưởng phòng thuộc Sở.
– Phó Trưởng phòng thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Phó Trưởng phòng thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phó Chánh Văn phòng Sở, Phó Chánh Thanh tra Sở, Phó Trưởng phòng thuộc Ban Dân tộc (Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Sở).
– Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục, Ban thuộc Sở (Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Sở).
– Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục, Ban thuộc Sở (Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Sở).
– Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Trưởng phòng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (Trưởng phòng và tương đương thuộc huyện).
– Phó Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Phó Trưởng phòng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc huyện).
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2024
Cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5
Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2024, thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Theo đó, về nguyên tắc điều chỉnh giá bán điện bình quân, hằng năm, sau khi kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá bán điện bình quân năm N được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối – bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện và điều hành – quản lý ngành) và việc phân bổ các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.
Trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh trên cơ sở cập nhật chi phí khâu phát điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.
Khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng. Khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng. Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 03 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.
Giá bán điện bình quân được tính toán theo quy định tại Điều 4 Quyết định này. Trường hợp giá bán điện bình quân tính toán nằm ngoài khung giá, chỉ được xem xét điều chỉnh trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam được điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán điện bình quân trong phạm vi khung giá theo cơ chế quy định tại Điều 5 và Điều 6 Quyết định này.
Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến.
Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch.
Cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân hằng năm:
Trên cơ sở kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm N do Bộ Công Thương ban hành, kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2 theo quy định, ước kết quả sản xuất kinh doanh điện năm N-1 (trong trường hợp chưa có kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-1), trước ngày 25 tháng 01 năm N Tập đoàn Điện lực Việt Nam tính toán giá bán điện bình quân theo công thức quy định và thực hiện yêu cầu về hồ sơ theo quy định.
Trường hợp giá bán điện bình quân tính toán giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát.
Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát.
Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai thực hiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương.
Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình, Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan. Trên cơ sở ý kiến góp ý của Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”
Nghị định số 35/2024/NĐ-CP ngày 02/4/2025 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” có hiệu lực từ ngày 25/5/2024. Trong đó, bổ sung một số tiêu chuẩn mới để đánh giá tài năng sư phạm của nhà giáo. Cụ thể, như: Biên soạn báo cáo chuyên đề tại hội nghị, hội thảo chuyên môn do bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc chủ trì biên soạn tài liệu bồi dưỡng theo các chương trình bồi dưỡng… để thể hiện năng lực sư phạm, kỹ năng mềm, khả năng tổ chức các hoạt động chuyên môn và tính lan tỏa, ảnh hưởng của nhà giáo tại địa phương nơi công tác.
Ngoài danh hiệu giáo viên dạy giỏi, bổ sung danh hiệu giáo viên Tổng phụ trách Đội giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi… bởi vì thực tế trong ngành Giáo dục còn có danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên Tổng phụ trách Đội giỏi, giảng viên nghiệp vụ sư phạm giỏi, giáo viên, giảng viên đoạt giải tại các kỳ thi, cuộc thi, hội thi cấp bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên…
Các quy định về nội dung, tiêu chuẩn, hồ sơ, thẩm quyền tổ chức hội thi của các hội thi này là tương đương nhau.
Đối với tiêu chuẩn đào tạo tiến sĩ, hiện nay không phải trường đại học nào, ngành học nào cũng được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ, nhất là đối với các trường đại học tư thục, trường đại học trực thuộc địa phương. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất thay thế thành tích đào tạo tiến sĩ đối với các ngành, trường không được giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ bằng thành tích hướng dẫn học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú; hoặc hướng dẫn sinh viên, nhóm sinh viên đoạt giải sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường hoặc nhà giáo có đề tài nghiên cứu khoa học đoạt giải (hoặc khen thưởng) cấp trường trở lên… nhằm tạo điều kiện cho các nhà giáo thuộc trường đại học thuộc địa phương, tư thục có cơ hội tham gia xét tặng.
Quy định rõ về sáng kiến để xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”. Sáng kiến được áp dụng hiệu quả trong giảng dạy hoặc quản lý và có khả năng nhân rộng trong bộ, ban, ngành, tỉnh cho phù hợp với các quy định về điều lệ sáng kiến và Luật Thi đua, khen thưởng (Nghị định số 27/2015/NĐ-CP quy định là sáng kiến do cấp trên trực tiếp quản lý công nhận).
Bổ sung sáng kiến do Thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị công nhận có phạm vi ảnh hưởng trong ngành tương đương sáng kiến được áp dụng hiệu quả trong giảng dạy hoặc quản lý và có phạm vi ảnh hưởng trong bộ, ban, ngành tỉnh (theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, là đơn vị có nhiều đặc thù trong công tác công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến).
Xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật
Nghị định số 36/2024/NĐ-CP ngày 04/4/2024 của Chính phủ quy định chi tiết xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật có hiệu lực từ 20/5/2024.
Nghị định nêu rõ, việc xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật phải bảo đảm nguyên tắc: Tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình (tác phẩm, công trình) về văn học, nghệ thuật của tác giả chỉ được đề nghị xét tặng một chuyên ngành về văn học, nghệ thuật.
Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật của tác giả đã được tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật thì không được kết hợp với tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật khác để đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật.
Hội đồng các cấp chỉ được trình cấp trên có thẩm quyền xem xét các trường hợp đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ theo quy định.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2024.
Vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng
Nghị định số 38/2024/NĐ-CP ngày 05/4/2024 của Chính phủ quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Đối với quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm, Nghị định quy định phạt tiền từ 70 – 90 triệu đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu mực) khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác thuỷ sản hoặc khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi vi phạm quy định về quản lý loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị phạt từ 10 – 200 triệu đồng.
Hành vi vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn biển bị phạt từ 50 – 200 triệu đồng.
Đối với vi phạm quy định về giống thủy sản, Nghị định quy định phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam hoặc chưa được công nhận hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi vi phạm quy định về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản bị phạt tiền từ 2 – 50 triệu đồng.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2024.
Điều kiện thành lập cụm công nghiệp
Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 về quản lý, phát triển cụm công nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/5/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.
Nghị định quy định thành lập cụm công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
Có trong Danh mục các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;
Có doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp lý, có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
Trong trường hợp địa bàn cấp huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy trung bình của các cụm công nghiệp đạt trên 50% hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê của các cụm công nghiệp không vượt quá 100 ha. về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản bị phạt tiền từ 5 – 200 triệu đồng tùy thuộc vào các hành vi vi phạm.
Nguyên tắc in seri tiền mới
Thông tư số 01/2024/TT-NHNN ngày 29/3/2024 của Ngân hàng Nhà nước quy định về quản lý seri tiền mới in có hiệu lực từ ngày 14/5/2024.
Theo đó, nguyên tắc in seri trong quá trình in tiền là mỗi tờ tiền có một seri riêng. Đối với các loại tiền ngân hàng nhà nước công bố phát hành trước năm 2003, seri gồm vần seri và dãy số tự nhiên gồm 07 chữ số in từ 0000001 trở đi. Đối với các loại tiền NHNN công bố phát hành từ năm 2003 trở đi, seri gồm vần seri và dãy số tự nhiên gồm 8 chữ số, trong đó hai chữ số liền kề với vần seri là hai chữ số cuối của năm sản xuất tờ tiền, 06 chữ số tiếp theo là dãy số tự nhiên in từ 000001 trở đi.
Vần seri là phần chữ được ghép bởi 2 trong số 26 chữ cái (gồm: A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V, W, X, Y, Z). Vần seri bao gồm vần chính (vần seri sử dụng để in trên các tờ tiền theo số lượng, cơ cấu tiền in hàng năm) và vần phụ (vần seri sử dụng để in trên các tờ tiền thay thế những tờ tiền in hỏng).
Nguồn: https://www.quanlynhanuoc.vn/