Kết quả thực hiện đề tài “Quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp ở Việt Nam”, Mã số KX.01.45/16-20

17:31 25/08/2021

1/ Mục tiêu của đề tài: Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng và nhận diện những khó khăn, thách thức đối với quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới.

2/ Mục tiêu cụ thể:

- Tổng quan lý luận về quản lý các vấn đề xã hội tại khu công nghiệp, phân tích, đánh giá các quan điểm, nội dung, hình thức, chủ thể, tiêu chí,... quản lý các vấn đề xã hội tại khu công nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

- Phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề xã hội nảy sinh trong các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay (việc làm, thu nhập; hôn nhân, nhập cư, xuất cư; văn hóa-giải trí; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; dân tộc-tôn giáo, xung đột lợi ích). Đánh giá tác động của vấn đề xã hội nảy sinh đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội tại địa bàn khu công nghiệp.

- Đánh giá thực trạng quản lý các vấn đề xã hội tại khu công nghiệp (mô hình quản lý, hành lang pháp lý, nguồn lực và bộ máy tổ chức). Nhận diện những khó khăn, thách thức, các yếu tố tác động đến quản lý các vấn đề xã hội tại khu công nghiệp trong bối cảnh Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới. Đưa ra những những giải pháp chung, lâu dài và các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế trong quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp.

3/ Chủ nhiệm đề tài: ThS. NCS Nguyễn Trung Thành

4/ Tổ chức chủ trì đề tài: Viện Khoa học Môi trường và Xã hội

5/ Cơ quan phối hợp nghiên cứu đề tài:

- Ủy ban Về các vấn đề xã hội-Quốc hội

Điện thoại: 08043543

Địa chỉ: 22 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội

- Cục Bảo trợ Xã hội

Điện thoại: 024 3747 8675

Địa chỉ: 37 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Viện Khoa học Lao động và Xã hội

Điện thoại: 024 38242074

Địa chỉ: Số 02, Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

6/ Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 3.000.000.000 đồng

7/ Thời gian thực hiện đề tài: 18 tháng (từ tháng 06/2019 đến tháng 11/2020)

8/ Danh sách thành viên chính thực hiện đề tài:

9/ Sản phẩm của đề tài:

- 01 báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu;

- 01 báo cáo tóm tắt;

- 01 báo cáo kiến nghị;

- 02 Kỷ yếu Hội thảo Khoa học;

- 05 Báo cáo nội dung nghiên cứu;

- 01 Báo cáo trao đổi học thuật, kinh nghiệm quốc tế về quản lý các vấn đề xã hội tại các KCN của Malaysia;

- 01 Báo cáo tổng thuật tài liệu;

- 01 Báo cáo xử lý số liệu điều tra khảo sát;

- 06 Bài báo trên Tạp chí chuyên ngành trong nước;

- 01 Bản thảo sách chuyên khảo;

- Hỗ trợ đào tạo sau đại học: 01 NCS, 2 học viên cao học

10/ Đóng góp của đề tài:

- Về mặt lý luận: Trên cơ sở khảo cứu các công trình khoa học trước đó, Đề tài đã phát triển, làm rõ được khái niệm, cũng như luận giải về vị trí, vai trò về KCN, các vấn đề xã hội, quản lý các vấn đề xã hội tại các KCN; xác định được chủ thể, nội dung, nguyên tắc, cũng như tính đặc thù, tính phổ biến trong quản lý các vấn đề xã hội tại các KCN ở Việt Nam hiện nay.

- Về mặt thực tiễn:

+ Kết quả nghiên cứu của đề tài khi được ứng dụng vào thực tiễn sẽ làm rõ: những vấn đề lý luận về quản lý xã hội và quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp; Kinh nghiệm quốc tế về quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp và gợi mở những bài học cho Việt Nam; Thực trạng quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp của Việt Nam; Nhận diện những khó khăn, thách thức đối với quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay; Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới.

+ Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở dữ liệu, tài liệu tham khảo, cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho các cơ quan xây dựng, hoạch định, hoàn thiện cơ chế chính sách về phát triển khu công nghiệp; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp; giải quyết tốt các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay; thực hiện có hiệu quả an sinh xã hội, phúc lợi xã hội đối với người lao động khu công nghiệp.

+ Góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức, sự nhất quán về thể chế; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; Phát huy vai trò của các tổ chức Đảng, Công đoàn và Đoàn thanh niên, hội phụ nữ... trong khu công nghiệp; Tăng cường phối hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức xã hộ đảm bảo hải hòa giữa phát triển kinh tế và xã hội.

+ Kết quả nghiên cứu của Đề tài đóng góp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng và thực thi đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong quản lý và giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình đẩy mạnh và phát triển các khu công nghiệp nói riêng và phát triển đất nước nói chung.

+ Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở dữ liệu, tài liệu tham khảo, cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho các cơ quan có thẩm quyền trong xây dựng thực hiện pháp luật nhằm đảm bảo quản lý và giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển các khu công nghiệp.

11/ Đánh giá kết quả thực hiện đề tài của Hội đồng khoa học

Về tiến độ: Bảo đảm đúng tiến độ

Về kết quả thực hiện: Bảo đảm đầy đủ nội dung, sản phẩm theo thuyết minh được duyệt

Kết quả đánh giá của Hội đồng chuyên môn: ĐẠT

Nguồn: http://essi.org.vn

Thong ke

Tiến sĩ Nguyễn Trung Thành

Phạm Trọng Đạt

Tiến sĩ Bùi Hải Thiêm

Tỉ giá hối đoái