Tọa đàm tham vấn đối với dự thảo Đề án về cải cách tư pháp tại Tòa án

10:22 21/02/2022

Sáng ngày 17/02, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân tối cao tổ chức Tọa đàm tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học pháp lý đối với dự thảo Đề án “Cải cách tư pháp tại Tòa án nhân dân đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Tọa đàm tham vấn đối với dự thảo Đề án về cải cách tư pháp tại Tòa án

Sáng ngày 17/02, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân tối cao tổ chức Tọa đàm tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học pháp lý đối với dự thảo Đề án “Cải cách tư pháp tại Tòa án nhân dân đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chủ trì Tọa đàm.

Hội thảo còn nhận được sự quan tâm tham dự của các nhà khoa học, chuyên gia pháp lý cùng các đồng chí nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; các đồng chí Phó Chánh án, thành viên Ban cán sự Tòa án nhân dân tối cao.

Thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐ ngày 20/7/2021 của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao đã nghiên cứu, xây dựng dự thảo Đề án nhánh về “Cải cách tư pháp tại Tòa án nhân dân đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Sau Hội thảo khoa học được tổ chức vào ngày 11/01, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các chuyên gia, nhà khoa học và đại biểu Bộ, Ban ngành.

Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phát biểu tại buổi Tọa đàm

Tại Tọa đàm, các đại biểu đã tích cực trao đổi, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực, có giá trị pháp lý và thực tiễn cao; các ý kiến đều bày tỏ sự đồng tình, thống nhất cao với nhiệm vụ, giải pháp cải cách tư pháp tại Tòa án nhân dân trong thời gian tới gồm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan tư pháp và tiến trình cải cách tư pháp. Xây dựng Cơ quan tư pháp (Tòa án) vì nhân dân, phục vụ nhân dân, để nhân dân cảm thụ được công bằng, lẽ phải và tin tưởng tư pháp; tăng cường sự giám sát của cơ quan dân cử và nhân dân. Hoàn thiện về tổ chức, đổi mới hoạt động của Tòa án. Nâng cao chất lượng, đảm bảo số lượng chức danh tư pháp. Tăng cường cơ sở vật chất. Xây dựng Tòa án điện tử tiến tới Tòa án số ở Việt Nam. Tăng cường hợp tác quốc tế.

Kết luận Tọa đàm, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đánh giá cao những ý kiến đóng góp thiết thực của các nhà khoa học, chuyên gia pháp lý; những ý kiến của các đồng chí vừa là nguồn tư liệu, tri thức quý báu vừa có giá trị thực tiễn cao để Ban chỉ đạo Đề án “Cải cách tư pháp tại Tòa án nhân dân đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” bổ sung, hoàn thiện Đề án trước khi trình Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương thông qua.

Nguồn: https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-tin?dDocName=TAND203431

Thong ke

Tiến sĩ Nguyễn Trung Thành

Phạm Trọng Đạt

Tiến sĩ Bùi Hải Thiêm

Tỉ giá hối đoái